Số 106/24 Kim Đồng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Chuyên in Offset và ghép bài giá rẻ
phục vụ đồng ngành

DỊCH VỤ TIÊU BIỂU

Hệ thống sản xuất liên hợp được trang bị đầy đủ các máy in, nhằm phục vụ đầy đủ nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng.

In Liên Việt chuyên:

In phục vụ đồng ngành

Với trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn In Liên Việt cùng đội ngũ đã cung cấp ra thị trường hàng vạn sản phẩm in ấn khác nhau. Cho trên 3000+ khách hàng thường xuyên là các công ty thiết kế, in ấn, quảng cáo, photocopy khắp các tỉnh miền Bắc. Sử dụng các nguyên liệu tốt, hệ thống máy móc hiện đại để mang lại các sản phẩm hoàn hảo nhất tới tay khách hàng. Với giá thành hợp lý, chất lượng ổn định, thời gian giao hàng nhanh cùng chế độ bảo hành sau in.

Liên hệ

Câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi thường gặp trong quá trình in ấn

 

In Offset sử dụng công nghệ in hiện đại trên máy in công nghiệp đáp ứng mọi nhu cầu về các đơn hàng số lượng lớn.

  • Ưu điểm: Sản phẩm in đẹp và đẩm bảo độ chính xác về màu sắc.
  • Nhược điểm: Chi phí cao đối với in số lượng ít.

Các sản phẩm in bài riêng như: Catalogue, Túi giấy, Lịch tết, Sách báo, tạp chí, các loại bao bì và các ấn phẩm số lượng lớn hoặc các sản phẩm yêu cầu chính xác màu sắc cao.

In ghép bài là in Offset được kết hợp nhiều bài in riêng lẻ thành một bài in lớn hơn, với mục tiêu tối ưu thời gian vận hành máy in Offset và giảm thiểu chi phí in ấn.

  • Ưu điểm: Tiết kiệm tối đa chi phí in ấn.
  • Nhược điểm: Màu sắc không đồng bộ.

Các loại sản phẩm thường áp dụng phương pháp in ghép bài như: Card Visit, Tờ rơi, Phong bì, Tiêu đề thư, Decal

In kỹ thuật số là phương pháp in hiện đại, hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số, các sản phẩm sau khi được thiết kế xong sẽ được gửi trực tiếp đến máy in và cho ra thành phẩm ngay lập tức, chất lượng tương đối tốt và có thể in số lượng tùy ý.

  • Ưu điểm: Tốc độ nhanh, tiết kiệm chi phí khi in số lượng ít, in được nhiều bề mặt chất liệu.
  • Nhược điểm: Giá thành cao khi in ấn số lượng nhiều do giá tính theo mỗi sản phẩm in.

Các sản phẩm số lượng ít, cần tốc độ nhanh có sản phẩm ngay phù hợp với in kỹ thuật số.

Các sản phẩm thông dụng có các kích thước như:

  • Card Visit: 9x5.4cm (Tràn xén 9.2x5.6cm)
  • Tờ rơi A5: 14.6x20.6cm | Tờ rơi A4: 20.6x29.6cm | Tờ gấp A3: 42cm x 29.7cm
  • Tiêu đề thư A4: 21x29.7cm
  • Phong bì A6: 22x12x3cm nắp | Phong bì A5: 16x23x3cm nắp | Phong bì A4: 25x34x3.5cm
  • Kẹp file: 22x31x7cm tai cài.
  • Thẻ nhựa: 8.6x5.4cm
  • Bao đũa: Dài 9-29cm x Rộng 2.5 - 2.8cm

Có rất nhiều loại giấy được sử dụng trong in ấn nhưng thông dụng nhất là các loại sau:

  • Giấy Ford (Giấy Op, giấy Offset): Dùng in các sản phẩm như Tiêu đề thư, phong bì, hóa đơn, vở học sinh.
  • Giấy Coucher (Giấy C): Dùng in các sản phẩm như Tờ rơi, Catalogue, Poster, Lịch tết, Kẹp file.
  • Giấy Ivory (Giấy I): Thường dùng trong in ấn bao bì, vỏ hôp cao cấp.
  • Giấy Pindo: In Card Visit vì chất liệu cứng và đanh giấy.
  • Giấy Decal: Dùng in Tem Nhãn Decal, Sticker.

Ngoài ra, có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc … in bằng khen, thiệp cưới … các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa …

Hai hệ màu CMYK và hệ màu RGB luôn có vai trò quan trọng trong in ấn. Tuy nhiên, mỗi hệ màu lại có vai trò, tính chất riêng. Sau đây là sự khác biệt giữa hệ màu CMYK và hệ màu RGB trong in ấn:

  • Các file hệ màu RGB sẽ làm việc tốt hơn với các thiết bị phát quang sử dụng ánh sáng trắng. Vì vậy, hệ màu RGB được sử dụng cho các màn hình trên máy tính. Ngược lại CMYK lại là hệ màu ưa thích của máy in, nếu bạn sử dụng ảnh hệ màu RGB khi in ra sẽ bị lệch màu, nên cần sử dụng màu CMYK.
  • Do CMYK là hệ màu trừ và RGB là hệ màu cộng nên khi chuyển đổi qua lại sẽ không tránh khỏi tình trạng bị lệch màu. Sau khi chuyển đổi, các thông số của từng màu sẽ không phải số nguyên chẵn mà là các số thập phân lẻ, tùy theo chuyển đổi màu mà kết quả các bạn nhận được sẽ sáng hơn hoặc tối hơn màu ban đầu.

In Offset được trải qua quy trình 4 bước cơ bản sau:

  • Thiết kế chế bản: Tạo ra file cần in trên máy tính qua các phần mềm chuyên dụng như Corel, AI.
  • Out Kẽm: Tùy theo File thiết kế đã được tạo trên máy tính trước khi in sẽ được tách màu và Out ra các bản kẽm để lắp lên máy in. Các sản phẩm có hình ảnh sẽ được Out thành 4 kẽm, cứ có hình ảnh là in 4 màu.
  • In Offset: Lắp bản kẽm lên máy in Offset sau đó tiến hành quá trình in ấn. Tốc độ máy có thể cho ra 20.000 tờ/giờ.
  • Gia công sau in: Sau in xong tùy thuộc theo yêu cầu của sản phâm có thể trải qua các bước như cán màng, xén thành phẩm, bo góc, ép kim, bế gân, đục lỗ, cấn răng cưa, đóng số nhảy. Để tạo hình cho sản phẩm thì cần làm khuôn sau đó đưa tờ in lên trên máy bế, bóc lề và tạo hình cho sản phẩm. 

 

Các khổ máy in Offet thông dụng hiện nay như:

  • 36x52cm
  • 43x65cm
  • 52x72cm
  • 54x79cm
  • 65x86cm
  • 72x102cm

Một số nguyên nhân sai màu trong in ấn:

  • Cảm nhận bằng mắt thường mỗi người là khác nhau.
  • Màu in ra không giống màu màn hình thiết kế: Cùng một file nhưng thiết kế bằng 2 phần mềm khác nhau cũng cho ta cảm giác màu khác nhau, ngoài ra mỗi màn hình sẽ cho hiển thị màu sắc khác nhau.
  • Bề mặt các loại giấy khác nhau: Ví dụ trong in Offset cùng 1 thông số màu nhưng in trên giấy Op thì màu tối và sỉn màu còn trên giấy C thì sáng màu. Hoặc trong in kỹ thuật số thì ngược lại in giấy Op lại sáng màu rực rỡ hơn hẳn so với in giấy C.
  • Các lần in khác nhau không cùng máy in, không cùng mực và cùng thợ in cũng là một nguyên nhân...

Một số cách khắc phục:

  • In trước bản test màu trên máy in kỹ thuật số như Konica để làm căn cứ màu.
  • In theo mẫu màu in Offset đã in trước đó. Điều kiện File thiết kế phải cùng thông số màu in lần trước đó.
  • Yêu cầu khách hàng duyệt màu tại xưởng và ký vào bản đã duyệt để in.

Với các đơn hàng thường xuyên yêu cầu cao về màu sắc: Để đảm bảo mẫu màu trong tình trạng đẹp nhất, sau khi in xong lần trước cất bản in chưa cán trong túi Nilon bọc kín để làm mẫu màu cho lần in kế tiếp.